Tháng 9 năm 1307, trên núi Yên Tử, Thượng Hoàng Trần Nhân Tôn của nước Đại Việt được tin vua của nước Chiêm Thành là Chế Mân đã qua đời. Khi biết tin này, ngài bồn chồn lo lắng cho người con gái yêu của mình là công chúa Huyền Trân. Ngài biết rằng theo phong tục của người Chiêm Thành, khi vị vua của họ chết, các vị đương kim hoàng hậu cùng cung phi đều phải bị giết chết theo vị vua vừa bị chết. Mặc dù đang tu hành trên núi Yên Tử, tâm thần của ngài lúc nào cũng bất định không còn bình tĩnh để đi hành thiền như mọi ngày nữa.
Ngài tự trách mình, năm xưa vì muốn giữ gìn hòa bình ở biên giới phía Nam và mở rộng bờ cỏi của nước Đại Việt, mà ngài đã gả con gái yêu quí của mình cho vua Chế Mân của nước Chiêm Thành. Để tạ ân sâu này, vua Chế Mân đã dâng hai Châu, Ô và Lý, làm quà sính lễ.
Công chúa Huyền Trân, mặc dù không muốn xa nhà để về làm hoàng hậu của một nước mà lúc bấy giờ đối với Đại Việt vẫn được xem là một mọi rợ, nhưng đã vì đất nước và con dân của nước Đại Việt, mà đành hy sinh thân mình, cùng một người hầu gái thân cận gạt nước mắt xuống phía nam làm vợ vua Chế Mân.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, Thượng Hoàng gởi một phong thư ngắn về thành Thăng Long cho Vua Trần Anh Tôn với một dòng chữ ngắn ngủi "Con hãy tìm cách cứu em".
Được lịnh cha, vua Trần Anh Tôn liền phái ngay một vị tướng tuổi trẻ mà tài ba của mình là tướng Trần Khắc Chung manh danh phúng điếu sang Chiêm Thành để tìm cách cứu công chúa Huyền Trân về nước.
Từ Thăng Long sang thành Đồ Bàn, Tướng Trần Khắc Chung dùng thuyền đi phải mất 7 ngày mới tới nơi. Lúc tới nơi chỉ còn ba ngày để làm lễ chôn cất cho vua Chế Mân.
Sau khi triều kiến bá quan của triều đình Chiêm Thành. Họ liền giữ ngay phái đoàn của nước Đại Việt trong nhà khách và có quan quân canh gác cẩn mật vì sợ phái đoàn có ý cứu công chúa Huyền Trân.
Đến nơi nước người, lạ nước lạ cái, tướng Trần Khắc Chung nghĩ mải cũng không tìm được cách nào để mà giải thoát cho người công chúa của mình. Cuối cùng chàng ta chỉ còn biết cách là đòi gặp cho được công chúa để nhận tội bất tài của mình và nhắn lời yêu thương của hoàng gia gởi gắm.
Với ý đó tướng Trần Khắc Chung trách tội lễ quan của nước Chiêm Thành không tôn trọng phái đoàn Đại Việt vì không cho nhắn lời của vua nước Đại Việt cho công chúa trước khi nàng bị đem ra tế đài. Để tránh xung đột, cuối cùng lễ quan của nước Chiêm Thành cũng đồng ý cho duy nhất một mình tướng Trần Khắc Chung được gặp mặt công chúa.
Biết rằng để phái đoàn tùy tùng ở lại nhà khách cũng không làm gì được, tướng Trần Khắc Chung liền phái đoàn tùy tùng hãy trở về thuyền, phô trương thanh thế ở thuyền đó rồi bí mật chuẩn bị chiếm một thuyền khác và sẵn sàng đợi lịnh của chàng.
Sau khi phân phó xong, chàng hiên ngang một mình một ngựa đi vào cấm cung của triều đình Chiêm Thành. Ở mọi nơi mọi nghách đều được canh phòng cẩn thận. Từ cổng cấm thành đến Tây Cung, nơi công chúa đang ở, là một vườn hoa đào rộng lớn. Hai bên đường đi mặc dù không có ai, nhưng các tường thành bao bọc đều có đầy dãy lính gác đứng canh.
Một mình một ngựa, tướng Trần Khắc chung ung dung thúc ngựa đi vào. Tới cửa Đông cung, một cô tỳ nữ ra đón chào, rồi dẫn chàng vào chính đường đứng đợi công chúa.
Khi tới đứng ngay giữa chính đường, chàng chấp hai tay lại nâng ngang mày rồi cúi đầu đướng đợi. Trước chàng 3 thước là một cái đài cao ngang đầu của chàng. Trên đó là một chiếc ghế to bao bọc bằng vải nhung. Sau ghế là màng cửa, che lối vào hậu điện. Chung quanh căn điện là các nàng tỳ nữ đứng canh.
Chỉ một lúc sau thì chàng đã nghe được tiếng sột soạt ở trên đài cao rồi một giọng nói nhẹ nhàng của thành Thăng Long được cất lên giữa cung điện của hoàng cung Chiêm Thành.
- Thiếp xin được chào tướng quân. Xin tướng quân hãy miển lễ
Khi nghe được tiếng Việt giữa đất người xa lạ mà lại là giọng nói ngọt ngào kiêu sa của kinh thành Thăng Long, tướng quân Trần Khắc Chung cảm thấy ấm áp trong lòng.
Kính cẩn chàng cúi đầu xuống xá công chúa một xá rồi từ từ ngẩn đầu lên. Khi đôi mắt vừa chạm được khuôn mặt của công chúa, chàng bàng hoàng qụy xuống.
Không phải chàng qụy xuống để chào mà vì sắc đẹp của công chúa làm các khủy tay chân của chàng hoàn toàn bủn rủn không đứng dậy được. Công chúa mặc một áo màu vàng khá rộng cắt ngang bụng. Phía dưới lại là một chiếc váy may chật, cũng màu vàng bó sát vào bộ mông tròn trịa và đôi chân dài thuôn thuột của nàng. Nàng đang ngồi thẳng người trên ghế. Mắt nhìn đắm đuối vào đôi mắt say mê của chàng tướng quân oai phong đang qùi dưới bệ ngồi của nàng.
Từ dưới chàng say mê nhìn lên khuôn mặt nhỏ nhắn kiêu sa của cô công chúa nước Đại Việt. Tóc nàng được cắt ngắn và chải thẳng xuống, chỉ ngang theo khuôn mặt để lộ nguyên một ngấn cổ dài trắng trẻo và đầy đặn. Trên đó là một băng dây chuyền bằng vàng ôm gọn theo ngấn cổ phía dưới.
Tướng quân quên hẳn rằng mình đang ở trong đại điện của vua Chiêm Thành. Chàng đắm đuối nhìn lên, mang theo cả tâm hồn của mình mà hôn lên trên đôi mắt to tròn của nàng. Chàng muốn ngốn nghiến lên trên chiếc mũi thẳng đó rồi mơn trớn trên đôi môi đầy đặn khiêu gợi phía dưới. Tuy thân mình của chàng đang ở dưới bục. Đôi mắt của chàng đã bay lên trên ngấn cổ của cô công chúa mà hít hà mùi vị đàn bà từ làn da trắng bóc của công chúa. Tâm hồn của tướng quân đã ngây ngất như say.
Từ trên cao công chúa hạnh phúc nhận lấy tình cảm từ chàng trai hào hùng của đất Việt. Nàng để cho chàng một thời gian để ngắm rồi nhẹ nhàng hỏi chàng về tình hình gia đình tại Đại Việt. Chàng chỉ biết như máy mà trả lời, đôi mắt không lúc nào rời khỏi khuôn mặt kiều diễm của công chúa. Nói chuyện được một lát, nàng chuyển sang dùng đặc âm của vùng Thiên Trường, nơi phát xuất của dòng họ nhà Trần.
- Xin chàng đừng ngạc nhiên khi thiếp nói giọng Thiên Trường nhé. Cô gái đứng sau thiếp được lịnh của hoàng gia Chiêm Thành để theo dỏi những gì thiếp nói. Cô ta chỉ quen nghe giọng Thanh Hoá thôi, cho nên thiếp có thể nói chuyện kiểu này để tránh cho cô ta biết được những điều thiếp sắp kể cho chàng nghe đây. Thiếp mong chàng có thể cứu được thiếp. Thiếp nguyện sẽ đem hết tất cả tính mạng của thiếp để trao cho chàng.
Cảm kích vì được người công chúa tin tưởng. Tướng quân hăng hái trả lời :
- Xin công chúa hãy an tâm. Thần xin nguyện đem hết khả năng của mình ra để phục vụ công chúa. Thần chỉ trở về Đại Việt khi có công chúa đi cùng. Nếu không thần xin chết tại đây để đền ơn nước.
Trong mắt công chúa ánh lên một niềm lạc quan và phấn khởi, công chúa nói tiếp bằng một giọng đều đều như thăm hỏi để đánh lạc hướng của cô gái đứng sau lưng.
- Thiếp xin kể cho chàng biết những gì sẽ xảy ra. Hy vọng chàng theo những tin tức này mà liệu kế hành động. Hai hôm sau sẽ là ngày đám tang của vua Chế Mân. Sau khi chôn cất ngài rồi thì thiếp và các vị cung phi sẽ được cho uống thuốc độc trước khi hỏa tán theo thi thể của vua Chế Mân. Trước đó một ngày, thiếp và các cung phi phải bị cô lập mỗi người trong một hang động nhỏ gần tế đài để tịnh tâm. Thiếp sẽ vào hang đá được trang hoàng lộng lẫy nhất. Trước khi tịnh tâm các cung phi và thiếp đều không được ăn uống gì hết và phải tắm rửa tinh kiết để chuẩn bị cho buổi lễ ngày hôm sau. Lúc nào chung quanh thiếp cũng có người canh giữ cho đến lúc thiếp bước vào lễ tịnh tâm. Lúc đó trong hang đá sẽ chỉ có một mình thiếp mà thôi, tuy nhiên trước hang động sẽ được canh giữ cẩn mật bởi một đoàn cấm cung tinh nhuệ của nước
Chiêm Thành.
Ngừng một lát, nàng hơi có vẻ ngập ngừng. Hai tay xoắn vào nhau như phân vân. Hít mạnh một hơi dài vào phổi rồi nàng nói tiếp :
- Thiếp biết chàng mới từ bên Đại Việt sang đây cho nên không biết được đường đi trong cấm thành này. Vì lúc nào cũng có người canh gác cho nên thiếp không biết làm cách nào để đưa cho chàng một tấ